Tại sao nên dùng trần thạch cao?
Ngôi nhà có đẹp hay không, nội thất có sang trọng hay không phụ thuộc vào thiết kế trần một phần. Hầu hết tất cả các công trình từ biệt thự đến những ngôi nhà phố đơn giản đều sử dụng trần thạch cao. Vậy trần thạch cao là gì? Tại sao nên dùng trần thạch cao? Bài viết hôm nay Thuexetphcm.net sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về trần thạch cao nhé.
Contents
Vậy trần thạch cao là gì?
Cấu tạo của Thạch Cao
Thạch cao là một loại đá tự nhiên có tên khoa học là Calcium Dihydrate (CaSO4.2H2O). Trong đó 79.1% Calcium Sunfat , 20.9% còn lại là nước. Khi mang đi nung ở nhiệt độ 150°C tạo nên thạch cao khan chứa 79.0%.
Thạch cao khan đem nghiền thành bột trộn với nước thành vữa thạch cao. Sau đó, đem vữa thạch cao ở trạng thái tươi đi đổ khuôn, đợi liên kết. Sản phẩm thủy hóa lại là CaSO4.2H2O và một phần chưa thủy hóa vẫn là CaSO4.0,5H2. Sẽ nhận được vật liệu màu trắng có cường độ và độ ổn định nhất định. Và được gọi một cách đơn giản là thạch cao hay khuôn thạch cao.
Tấm thạch cao là một trong những vật liệu phổ biến được dùng để làm trần, tường nội thất trong xây dựng dân dụng, công nghiệp,…
Trần Thạch Cao
Trần thạch cao là trần được lắp ghép bằng nhiều tấm thạch cao với hệ khung trần. Là 1 kết cấu tổ hợp của nhiều lớp vật liệu bao gồm: Khung xương thạch cao, tấm thạch cao, sơn bả và các vật tư phụ liên quan.
Tham khảo thêm giá thuê xe du lịch tại Bảng giá thuê xe tổng hợp khi cần tham khảo cho chuyến đi sắp tới/
Tại sao nên dùng trần thạch cao trong thiết kế nội thất
Tổng thể kiến trúc, ngoại – nội thất của ngôi nhà bao gồm nhiều hạng mục kết hợp lại tạo thành một mẫu nhà đẹp. Và trần được xem là một hạng mục chiếm gần như toàn bộ diện tích sàn, thiết kế lộ liễu và được chú ý ngay sau khi bước vào nhà. Ngôi nhà có đẹp hay không, nội thất có sang trọng hay không phụ thuộc vào thiết kế trần nhà.
Với nhiều mẫu trần như gỗ, nhựa, thì trần thạch cao luôn là lựa chọn số 1, được kiến trúc sư sử dụng cho nhiều không gian, nhiều công trình từ biệt thự sang trọng cho đến mẫu nhà phố đơn giản.
Lý do đơn giản, bởi trần thạch cao có những đặc điểm thân thiện như:
1. Thạch cao có trọng lượng nhẹ
So với tường gạch truyền thống, tường thạch cao có trọng lượng thấp hơn đến 6-10 lần, không những làm giảm tổng tải trọng công trình, hạn chế sức nặng lên nền móng và giảm chi phí cho phần nền móng của công trình. Tấm thạch cao dễ dàng vận chuyển nên được lựa chọn nhiều hơn những vật liệu khác.
2. Thi công dễ dàng
Trần thạch cao được cấu thành từ những tấm thạch cao. Vì thế, sau khi lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống khung xương, sau đó lắp các tấm này vào khung xương. Mỗi tấm thạch cao có kích thước trung bình khoảng 1220×2440 mm, lớn hơn rất nhiều so với 1 viên gạch, cho nên thời gian để hoàn thành b bức tường hay trần nhanh hơn rất nhiều.
Khi chủ nhà muốn sửa chữa hay thay đổi cấu trúc phòng cũng dễ dàng hơn và không cần phải đập đi tường.
4. Tính thẩm mĩ cao
Với đặc tính dễ dàng cắt xén, uốn cong, tạo khối, dễ dàng tạo ra những kiểu dáng thiết kế đa dạng. Bên cạnh đó, bề mặt nhẵn của tấm thạch cao dễ dàng trong việc sơn phết, vẽ hình. Trần thạch cao sẽ đem đến những nét chấm phá, điểm tô hoàn hảo cho sự sang trọng của ngôi nhà.
Tham khảo thêm: Thuê xe 7 chỗ đi Cà Mau miền cực nam của tổ quốc.
Có những mẫu trần thạch cao nào?
Thực chất, trần thạch cao thường được chia làm 2 loại chính là trần nổi và trần chìm. Trần chìm lại được chia ra, gồm có trần phẳng và trần giật cấp.
1. Trần thạch cao nổi
Trần nổi được hiểu là khung nổi, có nghĩa là sau khi hoàn thiện, người ta vẫn nhìn thấy một phần của xương trần. Đối với các loại trần thạch cao này, khi thi công xong phần khung xương thì người thợ sẽ cầm tấm thạch cao và đặt thả cho nó nằm ngay ngắn lên trên khung xương. Thế nên ngoài tên gọi là trần nổi nó còn được gọi là trần thả để chỉ thao tác đặc trưng khi thi công.
Ưu điểm:
- Thi công đơn giản, nhanh gọn nên giúp tiết kiệm chi phí nhân công
- Dễ dàng tháo lắp, sửa chữa, khi xảy ra sự cố, bạn chỉ cần tháo tấm thạch cao hỏng ra và thay bằng tấm mới
- Thuận tiện cho việc lắp đặt đường dây hoặc các thiết bị, hệ thống thông gió trên trần.
- Khi thời tiết biến đổi, trần nhà ít bị co võng sau khi thi công
Nhược điểm:
- Trần nổi thường sử dụng những mẫu tấm có kích thước cố định nên việc thay đổi mẫu mã sẽ khó khăn.
- Các mẫu tấm có kích thước nhỏ, dễ gây cảm giác chia vụn không gian, vì vậy các loại trần thạch cao nổi ít ứng dụng cho không gian nhỏ mà thường được ứng dụng cho các công trình lớn như nhà xưởng, văn phòng, hội trường…
Tham khảo thêm: Thuê xe 7 chỗ đi Tây Ninh khi cần tham khảo và thuê xe du lịch.
2. Trần thạch cao chìm
Trần chìm là loại trần có cấu tạo khung xương được ẩn giấu toàn bộ bên trên các tấm thạch cao. Bạn chỉ thấy có cảm giác giống như trần bê tông bình thường được sơn bả đẹp mắt.
Trần chìm gồm có 2 loại là trần phẳng và trần giật cấp.
2.1. Trần thạch cao giật cấp
Trần thạch cao giật cấp được hiểu đơn giản là loại trần được giật xuống từng cấp khác nhau, theo nhiều cấp độ. Đây là kiểu trần thể hiện giá trị nghệ thuật cao nhất, tính thẩm mĩ hài hòa nhất và được ưa chuộng nhất.
Ưu điểm:
- Tính thẩm mỹ cao, đa dạng về thiết kế giúp tăng tính quyến rũ, sang trọng và hiện đại cho ngôi nhà.
- Phù hợp với tất cả các không giant hi công có lối kiến trúc khác nhau.
Nhược điểm:
- Quá trình thi công phức tạp hơn so với thi công trần nổi
- Khi trần bị hỏng hóc bạn phải sửa lại toàn bộ chứ không thể gỡ ra từng tấm và thay mới những tấm bị hư.
2.2. Trần thạch cao phẳng
Trần thạch cao phẳng có bề mặt tấm sau khi hoàn thiện nằm trên cùng một mặt phẳng. Loại trần này được cấu thành từ hệ khung xương đồng cote và tấm hoàn thiện. Loại trần này hay được ưa chuộng cho những không gian không có diện tích quá rộng như nhà phố, chung cư, hoặc các phòng chức năng cụ thể.
Ưu điểm:
- Quá trình thi công đơn giản giúp tiết kiệm thời gian và công sức
- Tạo cảm giác rộng rãi cho không gian nhờ sự giản lược về chi tiết.
- Thích hợp để thiết kế nội thất căn hộ, chung cư.
Nhược điểm:
- Trần thạch cao phẳng hạn chế về mẫu mã
- Trong quá trình thi công, nếu xử lý mối nối không cẩn thận có thể khiến trần bị gồ lên tạo điểm xấu cho trần.